"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Vấn nạn „conglyvasuthat.wordpress.com“ Lý Thanh Trực & Co.

"Sự thật" viết bằng tiếng Nhật

(05.03.2014) - Liên quan đến chuyện cha Winkens, chánh xứ Mariae Himmelfahrt tại Hamburg-Rahlstedt không cho phép, và cha tuyên úy Phạm Văn Tuấn không đồng ý việc cha Phạm Cao Quý dâng Thánh Lễ (Eucharistiefeier), nhưng chỉ cho phép cử hành nghi thức cầu nguyện (Wortgottesdienst) theo ý nguyện của nhóm „Bạn Đặng Xuân Diệu“ để “cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trong ngục tù cộng sản tại Việt Nam” vào ngày 08.09.2013 tại Thánh Đường Mariae Himmelfahrt, trang web „conglyvasuthat.wordpress.com“ đã cho đăng nhiều bài viết của tác giả Lý Thanh Trực cũng như của tác giả Lily. Tác giả Lý Thanh Trực cũng đã cho đăng hai lá thư của hai cha Tuấn và cha Quý viết cho những người có liên quan đến sự việc – trong đó không có tên tác giả Lý Thanh Trực. Từ những bài viết này nhiều người khác cũng tham gia viết „comments“ đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về sự việc.

Mặc dù lấy tên rất „cồng kềnh“ là „công lý và sự thật“, nhưng trang web này hình như không có nhu cầu nhiều về công lý hay sự thật, nên chỉ đăng những bài viết hoặc comments theo ý của họ. Trong khi những emails của tác giả Lý Thanh Trực và của tác giả Lily được một nhân vật mang tên Nguyễn Công Bằng (cũng là một tên rất cồng kềnh) với địa chỉ „nguyencongbang59@gmail.com“ gửi tới rất nhiều địa chỉ của người Việt (giáo dân và không giáo dân) tại Hamburg cũng như của hầu hết các thành viên nhóm „Hy Vọng“ (không chỉ ở Hamburg), nhưng tuyệt đối không bao giờ „công bằng“ gửi những thư trả lời của chúng tôi đến những người kia.

Vì thế, để trả lại đúng nghĩa cho những từ ngữ "đối thoại" và „trao đổi“ (như tác giả Lý Thanh Trực sử dụng trên trang conglyvasuthat) đồng thời để những người quan tâm đến sự việc có được cái nhìn toàn diện hơn trong tinh thần tôn trọng công lý và sự thật, chúng tôi xin phổ biến một số email sau đây:

……………………………..
Thư trả lời của ông Lê Văn Hồng gửi ông Lý Thanh Trực
Ngày 01.03.2014

Thăm anh Trực,
nhận email của anh mấy ngày rồi, nhưng hôm nay mới có giờ để viết cho anh. Trước hết cám ơn anh đã dành thời giờ viết thư gửi cho tôi. Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng là anh viết thư này không để đối thoại với cá nhân tôi, mà muốn trình bày quan điểm mình trên diễn đàn; bởi lẽ lá thư gửi cho nhiều người (trong phần Cc thì là 5 người, nhưng bao nhiêu người trong phần Bcc thì tôi không rõ). Thú thực với anh là bình thường tôi không trả lời những lá thư kiểu này. Nhưng bởi vì anh nhắc đến câu chuyện nói bên lề buổi nói chuyện của cha Lâm (mà anh cường điệu là "rất nhiều người tham gia." Và lại còn "do sự cấp bách của sự việc và vì mức độ tác hại lên cộng đoàn quá trầm trọng, nên mọi người v.v."). Tôi nhấn mạnh lại hai chữ "cường điệu", bởi lẽ đây chỉ là những trao đổi đơn lẻ không đầu không đuôi, và chắc chắn không phải là một "buổi thảo luận" như anh đã viết.

Đọc email của anh tôi có cảm giác rất lạ; nó làm tôi liên tưởng đến câu nói của ai đó: "Người ta thường chỉ thấy điều người ta biết". Trong trường hợp này, tôi có cảm tưởng là anh chỉ nghe những điều anh muốn nghe. Tôi không biết hôm ấy anh đã nói chuyện với những ai, nhưng ngay câu đầu tiên anh đã viết sai, khi anh bảo rằng tôi nói "cha Tuấn đã hành sử không đúng. Anh (tức là tôi) đã nói chuyện với cha Tuấn nhưng cha Tuấn cương quyết không nghe lời anh..." . 

Tôi vẫn cho rằng (như trong email gửi chị Lily) cha Tuấn hành xử thiếu tế nhị khi giải quyết vấn đề, nhưng cha Tuấn không phải là người tạo ra vấn đề. Lời "khuyên" duy nhất tôi nói với cha Tuấn cách đây hai tuần là "cha không nên nói gì cả, vì hiện tại cha nói gì cũng sai; bởi vì người ta đã có sẵn thành kiến". Tôi nghĩ rằng, nếu cha Tuấn cần đến ý kiến của tôi thì cha sẽ hỏi. Nhưng chuyện này chưa xảy ra. 

Anh nhắc lại chuyện "chém gió" thì đúng như lời tôi đã nói. Nhưng tôi nói trong tương quan nào? Khi tôi đặt vấn đề, tại sao anh đưa bài viết lên trang "conglyvasuthat" và treo ở đó để thiên hạ comments lung tung, thì anh trả lời là anh phải làm thế, vì cha Tuấn đã hăm trong thư của cha là sẽ dưa thư của cha lên mạng, nên anh phải làm thế. Và tôi nói rằng cha Tuấn chỉ "chém gió" thôi (đây là chữ của một "bình luận gia" nào đó trong mục "Vấn nạn LM Phạm Văn Tuấn“). Người ta có thể nói rằng, bởi vì anh đã viết phê bình cha Tuấn, nên anh cũng phải đưa thư của cha Tuấn lên mạng. Chính anh mới là người đưa thư (không gửi cho anh) lên mạng chứ không phải cha Tuấn!

Điểm thứ ba là cụm từ "giáo dân Hamburg". Tôi nhớ khi nói đến chuyện này thì có chị Lily và anh Sơn (trước đây cũng là thành viên trong Ban Đại Diện) tham gia. Tôi có lập lại những điều tôi đã viết trong email gửi cho chị Lily về cụm từ này, nhưng hình như anh không muốn hiểu. 

Và nhiều chi tiết khác nữa mà tôi thấy anh chỉ muốn lái theo cách nhìn của anh.

Tôi xin phép lập lại ngắn gọn một số điểm:

1. Chuyện cha Tuấn không đồng ý, và cha Winkens không cho phép dâng Thánh Lễ hôm 08.09.2013 không liên quan gì đến quả quyết mà cha Quý đã viết trong thư hôm 03.09.2013 cho rằng cha Tuấn ngăn cấm dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho những tù nhân etc. Đó là một quả quyết sai của cha Quý và những người khác, trong đó đặc biệt là anh Trực, đã vin vào đó để chống đối cha Tuấn và diễn giải đủ chuyện không ăn nhập gì đến vấn đề. Chứng minh cụ thể là buổi cầu nguyện hôm 08.09.2013 vẫn diễn ra, cha Quý vẫn có mặt trên bàn thờ, vẫn cầu nguyện cho các tù nhân và cho Việt Nam. Điều này anh có thể đọc trên mạng.

Anh cũng là người Công Giáo như tôi, nên tôi rất ngại khi phải "lên mặt giảng giải" về những chuyện trong đời sống đạo. Tuy nhiên, tôi cũng xin phép nhắc lại một điều rất hiển nhiên là: Thánh Lễ (Eucharistiefeier) là lễ tạ ơn chỉ dành cho Thiên Chúa, trong đó Chúa Giêsu là chiên tế lễ. Trong Tuần Thánh có bài hát ai cũng biết có câu: "Cha không nhận lễ toàn thiêu, không ưng thuận chiên bò hy tế. Thì nay con đến để làm theo ý Cha hiến dâng trót cuộc đời..." 

Thánh Lễ quan trọng như thế nên cha Winkens đã không cho phép dâng Thánh Lễ, bởi cha có cảm tưởng là Thánh Lễ bị biến thành công cụ chính trị. Anh hãy đọc kỹ lại thư của cha Tuấn gửi cho cha Quý (cho nhóm Bạn Đặng Xuân Diệu, cho BĐD Cộng Đoàn, Ca Đoàn Hamburg và một số cha DCCT tại Việt Nam - tôi không thấy tên anh trong danh sách người nhận!), thì anh sẽ nhận ra điều đó. Cha Tuấn chỉ yêu cầu cha Quý suy nghĩ kỹ trước khi cử hành các Bí Tích.

Ngoài ra, như tôi đã nhắc đến trong email gửi chị Lily: đây là chuyện liên quan đến thẩm quyền (Zuständigkeit) chứ chẳng dính líu gì đến chuyện quyền bính (Macht) như anh vẫn hiểu. Tôi nghĩ, nếu có người hành xử sai trái trong phạm vi trách nhiệm của anh, thì anh cũng phải lên tiếng thôi.

2. Chuyện xung đột này là chuyện giữa cha Tuấn và nhóm Bạn Đặng Xuân Diệu; không phải là chuyện xung đột giữa cha Tuấn và "giáo dân Hamburg" như anh và chị Lily cứ cố tình gán ghép. Anh là người Việt, vợ anh là người Việt tôi cũng là người Việt. Nhưng giả sử vợ chồng anh có chuyện xung đột với nhau, rồi tôi bảo đó là chuyện "xung đột giữa anh Trực và người Việt", tôi cũng là người Việt nên tôi nhảy vào cuộc lên tiếng, như thế có đúng không? Dĩ nhiên tất cả mọi người được rửa tội theo tinh thần Công Giáo đều là giáo dân Công Giáo. Dĩ nhiên anh là một giáo dân - trong hơn 1,3 tỉ giáo dân trên thế giới - nhưng đâu có nghĩa là anh có thể xen vào bất cứ chuyện gì có liên quan đến "giáo dân". Anh cứ thử tìm cách xen vào nội bộ Cộng Đoàn Hamburg đi, rồi anh sẽ biết tôi phản ứng ra sao! 

Nếu anh là thành viên của nhóm Bạn Đặng Xuân Diệu và lên tiếng trong tư cách đại diện cho nhóm này, thì anh hãy xác định rõ điều đó. Tôi sẽ hỏi lại chị Hạnh, chị Khiếu và các thành viên là anh (và chị Lily) có phải là thành viên của nhóm hay không và lên tiếng trong tư cách đại diện cho nhóm hay không.

3. Anh tha lỗi cho tôi, nhưng thú thật là tôi đã "hết hứng" ngay từ hôm nói chuyện với anh lần đầu tại Hamburg. Trước đây tôi không biết anh là ai. Khi anh nói rằng "Thằng Tuấn là thằng cấm không cho treo cờ vàng, etc...", thì tôi đã nhắc anh rằng, chuyện anh kể tôi không kiểm chứng được là có hay không, vì nó xảy ra ở nơi khác và đã lâu rồi, nhưng đem chuyện này xọ qua chuyện kia thì là không nghiêm túc! Anh còn nói với với tôi là nếu cha Tuấn tuyên bố công nhận lá cờ vàng, thì anh sẽ gỡ những bài của anh xuống khỏi trang „conglyvasuthat“. 

Tôi xin lập lại lời anh viết trong email: "Hòa bình chỉ thực sự hiển trị trên căn bản của sự thật, nếu không, "hiệp nhất, yêu thương" chỉ là những danh từ hoa mỹ, những khẩu hiệu rẻ tiền". 

Tôi không "đang cố gắng tìm cách hàn gắn lại những đổ vỡ trong cộng đoàn" như anh quả quyết, bởi lẽ đơn giản là Cộng Đoàn đổ vỡ bao giờ mà phải tìm cách hàn gắn? Lại càng không phải vì những lời nói bâng quơ của vài người. 

Anh nên suy nghĩ lại cái động lực (Motiv) của anh trong việc này và gạt bỏ những thành kiến, những tư thù, để nhìn sự việc khách quan hơn. Và anh sẽ thấy rõ một điều: Đây chỉ là một cơn bão trong ly nước, không hơn không kém!  

Chúc anh nhiều may lành

Thân ái
JB Lê Văn Hồng

…………………………………………….
Thư của ông Lý Thanh Trực gửi ông Lê Văn Hồng
Ngày 23.02.2014

Kính gửi anh Lê Văn Hồng, cộng đoàn trưởng cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Hamburg.

Thưa anh Hồng,
ngày thứ bảy 15.02.2014 tình cờ chúng ta có dịp trao đổi 1 số vấn đề liên quan đến những mâu thuẫn giữa linh mục tuyên úy Phạm Văn Tuấn và giáo dân.

Cuộc nói chuyện đã có rất nhiều người - cũng tình cờ - tham gia. Do sự cấp bách của sự việc và vì mức độ tác hại lên cộng đoàn đã quá trầm trọng, nên mọi người đều muốn chia sẻ ý kiến của mình và buổi thảo luận đã diễn ra thật sôi nổi.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật, đối thoại để cùng nhau tìm phương hướng giải quyết vấn đề, chúng tôi mạn phép tổng hợp lại các ý kiến đã được nêu ra trong buổi thảo luận nêu trên. Phần ý kiến của anh, nếu sai sót, xin anh bổ túc và đính chính.

Mặc dù không hoàn toàn cùng quan điểm với anh về phương hướng giải quyết vấn nạn này, nhưng chúng tôi sẵn sàng tiếp tục trao đổi với anh, vì cảm nhận được những nỗ lực đáng trân trọng của anh nhằm tìm lại sự bình an cho cộng đoàn.

Chúng tôi xin tóm tắt ý của anh trước:

- Cha Phạm Văn Tuấn đã hành xử không đúng. Anh đã nói chuyện với cha Tuấn nhưng cha Tuấn cương quyết không nghe lời anh.
- Việc hăm dọa đưa „sự việc“ lên internet của cha Tuấn chỉ là „chém gió“ (chữ của anh). Cha Tuấn không có ý định đưa lá thư của mình lên web-site như hăm dọa, mà chỉ nói vậy thôi chứ đã không làm.
- Cha Tuấn không biết đối thoại với ai. Một số người đòi hỏi cha Tuấn phải đối thoại với giáo dân, nhưng ai là giáo dân để cha Tuấn đối thoại và cha Tuấn cũng không biết đối thoại về chuyện gì.
- Do cha Tuấn không muốn đối thoại, nên sự bình an của cộng  đoàn tùy thuộc vào những người chống đối (cha). Nếu mọi người bỏ qua, không nhắc đến việc này nữa thì tự nhiên sự việc sẽ được hóa giải.
- Những người ở xa, không thuộc cộng đoàn công giáo Hamburg thì không nắm rõ sự việc và vì thế nên im lặng, không nên tiếp tục „xía“ vào chuyện này nữa.

Sau đây là những ý kiến của cá nhân chúng tôi và những giáo dân cùng đứng nói chuyện với chúng ta:

- Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với anh là linh mục Tuấn đã làm sai, nhưng sai thì phải xin lỗi, sai thì phải sửa, không thể cho „chìm xuồng“, đấy là chưa nói đến thái độ cố chấp, muốn ăn thua đủ của linh mục Tuấn đối với những giáo dân đã lên tiếng.
Đây là một „vấn nạn nghiêm trọng“ (chữ của linh mục Tuấn) nên nếu không giải quyết sớm một cách công khai minh bạch trên căn bản có tình có lý, nó sẽ là ngọn lửa đốt cháy sự đoàn kết yêu thương của cộng đoàn.

Anh là cộng đoàn trưởng chắc đã có dịp tiếp xúc, bàn thảo với nhiều người về vấn đề này, ắt hẳn cũng đã thấy sự chia rẽ giữa các giáo dân trở nên ngày một trầm trọng hơn và sự rạn nứt quan hệ giữa giáo dân và linh mục Tuấn đã đến mức - gần như - không thể nào hàn gắn được nữa rồi.

 - Anh nói linh mục Tuấn chỉ „chém gió“. Làm sao giáo dân có thể biết, khi nào linh mục Tuấn „chém gió“, khi nào hăm dọa thật sự?

Thí dụ linh mục Tuấn chỉ „chém gió“ như anh nói, nhưng sự hiệp nhất của cộng đoàn rất là quan trọng và sự việc xẩy ra có liên quan đến danh dự 1 vị linh mục cũng như rất nhiều giáo dân, đấy là chưa nói đến tình cảm thiêng liêng của bà con đối với các em tù nhân lương tâm tại Việt Nam để linh mục Tuấn tùy tiện „chém gió“.

Nếu linh mục Tuấn không có khả năng phân biệt được sự việc nào, lúc nào, nơi nào, với ai linh mục có thể „chém gió“ mà không gây tác hại cho người khác, và cộng đoàn công giáo Việt Nam không phải là bàn nhậu tại tư gia, nơi linh mục Tuấn có thể „chém gió“ thoải mái cho thỏa mãn „cái tôi“ của mình thì linh mục Tuấn còn có đủ tư cách làm linh hướng cho người công giáo Việt Nam tại bắc Đức này nữa không?

 - Anh cho rằng linh mục Tuấn không trả lời thư giáo dân kêu gọi đối thoại vì không biết đối thoại với ai và không ai đủ tư cách đối thoại với linh mục Tuấn. Ai dám nhận mình là giáo dân mà đòi linh mục Tuấn đối thoại với giáo dân?

Chúng tôi hỏi anh, nếu người đã chịu phép rửa mà vẫn không xứng đáng được gọi là giáo dân thì phải gọi họ là gì?

Để tránh mất thời gian vì tranh luận với nhau một định nghĩa, chúng tôi đã mạn phép đưa ra kết luận: dù linh mục Tuấn muốn coi, muốn gọi những giáo dân công giáo VN là gì đi nữa, linh mục Tuấn vẫn phải có bổn phận nói chuyện với họ. 

Là người VN ai cũng biết, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sống bám vào xương máu nhân dân nhưng luôn coi người dân vừa thấp kém, vừa là những thế lực thù địch và không bao giờ thèm nói chuyện với „lũ dân đen“. Nếu cần, họ chỉ sử dụng bạo lực và luật rừng để giải quyết mâu thuẫn và phần thắng –  cho đến nay - luôn về họ. 

Đối với cộng sản chúng tôi hiểu tại sao, vì đó là 1 chế độ độc tài toàn trị và họ chỉ có thể dùng bạo lực trấn áp mới mong tồn tại được. Nhưng 1 linh mục linh hướng lại từ chối đối thoại và tìm mọi cách để „thắng“ giáo dân thì  - nói theo ngôn  ngữ VN ngày nay –  „hiểu được chết liền“. 

- Anh kêu gọi những người ngoài cộng đoàn Hamburg không nên tiếp tục „xía“ vào chuyện của Hamburg. 

Linh mục Tuấn có bổn phận thỉnh thoảng đến làm lễ tiếng Việt cho người VN sống rải rác trong 2 giáo phận Hamburg và Hildesheim. Tỉnh Göttingen nơi chúng tôi cư ngụ thuộc địa phận của Hildesheim và linh mục Tuấn trung bình 2 tháng đến 1 lần.Vì thế chúng tôi có quyền lên tiếng phản đối sự đòi hỏi trái giáo luật của linh mục Tuấn (phải được sự cho phép linh mục tuyên úy mới được cử hành thánh lễ dù linh mục chánh xứ đã đồng ý cho mượn nhà thờ). 

Sự đấu tranh chống cái sai, cái xấu và cái ác không bao giờ có giới hạn địa lý. Chỉ những nước độc tài, luôn chà đạp quyền con người như Tàu cộng, Việt cộng...mới ngụy biện: “không được xía vào chuyện nội bộ của nước chúng tôi“, mỗi khi thế giới lên tiếng phản đối các vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo của họ.

Thưa anh Hồng,

anh đã tình nguyện đảm nhận chức vụ cộng đoàn trưởng cộng đoàn công giáo VN tại Hamburg. Nhiệm vụ quan trọng nhất của cộng đoàn trưởng là duy trì sự hiệp nhất trong cộng đoàn. Khi giáo dân bị cướp đi quyền tự do cầu nguyện, bị chụp mũ một cách phi lý, thì anh là người đầu tiên cótrách nhiệm và bổn phận - bất chấp các thế lực vô minh - đứng ra chia sẻ với các nạn nhân.

Anh đã từng với tư cách cộng đoàn trưởng gọi điện thoại cho cha Winkens, thì anh cũng với tư cách này đứng ra làm trung gian triệu tập một buổi họp công khai giữa linh mục Tuấn và các giáo dân quan tâm, với sự chứng kiến của đại diện toà tổng giám mục, nhằm giải quyết tận gốc những tranh chấp không cần thiết. 

Để trả lời câu hỏi của anh „họp với ai và họp về vấn đề gì“ chúng tôi xin được phép góp ý như sau:

 - Họp với ai?

Các vấn đề cần giải quyết giữa linh mục Tuấn và giáo dân đã không còn là sự mâu thuẫn cá nhân linh mục Tuấn với một số giáo dân, hay riêng một gia đình nào, nhóm nào nữa, mà là vấn đề của toàn thể giáo dân. Do đó tất cả giáo dân quan tâm đều có thể tham dự và đối thoại thẳng thắn với linh mục Tuấn. 

- Họp về vấn đề gì? 

Nếu linh mục Tuấn thật lòng thương yêu chứ không coi cộng đoàn công giáo VN chỉ là một phương tiện để kiếm sống, thì linh mục phải can đảm giải quyết tất cả những mâu thuẫn đã tồn đọng lâu nay trong cộng đoàn trên tinh thần thương yêu của những người con cùng một Cha trên trời và trên căn bản giáo luật giáo hội công giáo. 

Để biết đó là những mâu thuẫn nào, mức độ (mâu thuẫn) trầm trọng đến đâu và các nguyên nhân cũng như tác nhân gây ra, linh mục Tuấn phải lắng nghe những thắc mắc, ưu tư, trăn trở, uẩn ức của tất cả giáo dân có liên quan. „Người mục tử phải ngửi được mùi chiên của mình“, chính linh mục Tuấn đã đăng câu này trên thông tin mục vụ Borsum của mình. 
Vâng, linh mục Tuấn nếu thật sự „chạnh lòng thương“ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam và muốn hoà giải với các giáo dân đang phải tìm kiếmsự công chính cho chính mình (dù đang sinh sống ở 1 đất nước tự do) cũng như cho các anh em mình đang bị sỉ nhục, bách hại, vu khống tại Việt Nam, linh mục Tuấn phải biết lắng nghe mọi phía để có thể đối thoại chân thành với mọi người trong tinh thần xây dựng.

Anh Hồng đang cố gắng tìm cách hàn gắn lại những đổ vỡ của cộng đoàn, nhưng thưa anh, hòa bình chỉ thực sự hiển trị trên căn bản của sự thật, nếu không, „hiệp nhất, yêu thương“ chỉ là những danh từ hoa mỹ, những khẩu hiệu rẻ tiền.

Sự bình an thực sự không bao giờ có thể có, khi nó được xây dựng bằng sự trấn áp và dối trá. Chính vì thế chúng tôi đề nghị với anh một lần nữa: Với cương vị của mình, anh hãy làm chất xúc tác để linh mục Tuấn lắng nghe và đối thoại với giáo dân.

Trước những đổ vỡ, chia rẽ của người công giáo Việt Nam mà linh mục Tuấn vẫn tiếp tục không muốn đối thoại, thì anh hãy nhìn thắng vào bản chất sự việc, không chủ quan, không mờ hồ. Xin anh can đảm đứng về „phe nước mắt“ đòi công lý cho những người giáo dân „thấp cổ bé miệng“.

Thành thật cám ơn anh trước. 
Kính chúc anh nhiều sức khoẻ, 
Lý Thanh Trực

……………………………………….
Thư của ông Lê Văn Hồng gửi bà Lily (tức Mai Thị Hồng Nguyệt Ánh) và những người nhận email của Lily
Ngày 09.01.2014

Kính các Anh Chị,
Một năm âm lịch lại sắp trôi qua. Theo kiểu suy nghĩ của người Á Đông thì chuyện của năm cũ nên giải quyết trước khi sang năm mới. Tôi cũng mượn cớ này để viết vài hàng gửi tới quý Anh Chị, nhất là chị Lily, người đã gửi cho chúng tôi, Ban Đại Diện CĐ, nhiều emails khác nhau về đề tài - ta tạm gọi là "xung đột" - đang xảy ra trên địa bàn Hamburg, có liên quan ít nhiều đến Cộng Đoàn. 

Trong tư cách một thành viên trong Ban Đại Diện CĐ tôi nghĩ đã đến lúc cần phải minh xác và điều chỉnh một số chuyện trong cách trình bày vấn đề của chị Lily (cũng như của một vài người khác) về sự việc.

1. ĐỐI TƯỢNG

Đây là "xung đột" giữa một nhóm người, cụ thể là nhóm có tên „Bạn Đặng Xuân Diệu“, là tín hữu CG và không là tín hữu CG, đang sống tại Hamburg và vùng phụ cận, có sinh hoạt ít nhiều với Cộng Đoàn CGVN tại Hamburg, với cha tuyên úy Phạm Văn Tuấn.
Đây KHÔNG PHẢI là chuyện xung đột giữa NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI HAMBURG với cha TU, càng KHÔNG PHẢI là xung đột giữa cha TU với CỘNG ĐOÀN! 

Vì thế, cách sử dụng từ ngữ "Giáo dân tại Hamburg", như trong đoạn: "...Sự hiểu lầm như câu chuyện được kể trên, tương tự như sự việc đang xảy ra giữa giáo dân tại Hamburg và cha tuyên úy. Đại đa số giáo dân muốn tỏ thái độ cho cha tuyên úy biết rằng, họ không còn muốn tham dự Thánh lễ do cha tuyên úy cử hành nữa..." (email của chị Lily) mang tính lập lờ, không rõ ràng. Nói "Đại đa số giáo dân..." là liều lĩnh, quyết đoán, nếu không muốn nói là thiếu đứng đắn!

Trong Email viết bằng tiếng Đức còn trầm trọng hơn: "...wegen der Auseinandersetzung zwischen Ihnen und uns, der vietnamesischen Mission..."!!!

Chị Lily (và cả những người trong nhóm) không phải là "vietnamesische Mission"! - Những người duy nhất hiện nay có đủ tư cách để sử dụng cụm từ này như một nhân xưng đại diện cho một trường hợp nào đó là những thành viên trong Ban Đại Diện CĐ, và cũng chỉ trong tư cách tập thể của BĐD (Email này vì thế cũng chỉ là ý kiến của một thành viên trong BĐD và vì thế cũng không mang tính cách CĐ!) !

Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên nghiêm túc khi nói về những sự việc có tầm vóc quan trọng đối với tập thể các tín hữu Công Giáo Việt Nam. 

- Nếu chị Lily là người đại diện của nhóm "Bạn Đặng Xuân Diệu" thì hãy viết là: "tôi và các thành viên của nhóm BĐXD ... không đồng ý gì gì đó". 

- Nếu chị Lily là thành viên của cơ sở đảng hay tổ chức nào đó, thì hãy viết: "tôi và các thành viên của đảng ABC hoặc tổ chức DEF phản đối gì gì đó...".

- Nếu chị Lily viết thay cho một số giáo dân Hamburg để nêu quan điểm, thì cũng phải làm rõ tư thế của mình, bằng cách viết là: „… Tôi và một số giáo dân tại Hamburg muốn tỏ thái độ …“.

Tôi không viết những điều trên với ý định „dạy đời“. Nhưng nếu ta không cẩn thận thì sẽ gây hiểu lầm không tốt; nếu ta cố ý thì đó là trò chơi „tiếm danh“ không đứng đắn! Sự đứng đắn trong cách hành xử là điều kiện căn bản để có thể đối thoại, điều mà chính chị Lily trong các Emails thường hay kêu gọi.

2. ĐỐI THOẠI

Đối thoại là nói chuyện với nhau, là việc nói chuyện giữa hai chủ thể. Vì thế phải xác định rõ các chủ thể đó là những ai, thì mới bàn được chuyện đối thoại.

Như đã nói ở trên, „xung đột“ này là sự bất hoà giữa các thành viên của nhóm „Bạn Đặng Xuân Diệu“ (hoặc xa hơn có thể *) là cơ sở đảng Việt Tân tại Bắc Đức, vì những thành viên của nhóm thuộc cơ sở đảng này) và linh mục Phạm Văn Tuấn, Tuyên Úy của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hamburg và các vùng khác thuộc hai giáo phận Hamburg và Hildesheim.

Ở đây ta chưa bàn đến nguyên nhân, hậu quả, lỗi phải của các đương sự. Một trong những cách để giải quyết một vấn đề là „đối thoại“. Muốn giải quyết „xung đột“ vừa kể thì những chủ thể có thể đối thoại với nhau là nhóm „Bạn Đặng Xuân Diệu“ và cha Tuyên Úy Tuấn. Nếu cần họ có thể nhờ ai đó đứng ra làm trung gian để gặp gỡ.

Cho đến giờ này, chị Lily chưa xác định mình là đại diện của nhóm „Bạn Đặng Xuân Diệu“, cũng không phải là thành viên của cơ sở Việt Tân. Chị nhân danh tư cách gì để kêu gọi „đối thoại“? Cha Tuyên Úy sẽ đối thoại với ai? Nếu cha TU đối thoại với chị thì sẽ đạt được cái gì?

Như trên đã xác định, chị Lily không phải là „giáo dân Hamburg“ (số nhiều), càng không phải là „vietnamesiche Mission“, thế nên việc chị kêu gọi cha TU „đối thoại“ bằng cách viết thư gửi cho nhiều người - chẳng can dự -, và đưa lên trang „conglyvasuthat.wordpress“, chỉ có thể được xem như một cách bài bác, chống phá, bôi nhọ cha TU, núp sau tấm bình phong „kêu gọi“. Cách làm này tương phản với những điều được viết trong các Emails và hoàn toàn có ác ý. Cách làm này không những không xây dựng, mà chỉ làm cho những xung đột ngày càng lớn. Và quan trọng hơn: nó là những cơn gió đóng xập cánh cửa „đối thoại“!

3. HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT

Ý chính trong những bài viết chống đối của „Lý Thanh Trực“, „Nguyễn Văn Xuân“, „Lily“ etc. là: Linh mục Phạm Văn Tuấn CẤM không cho dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm trong ngục tù cộng sản! Và họ đưa ra đủ thứ luận cứ để gán ghép cho „hành động sai trái“ của linh mục Phạm Văn Tuấn, kể cả những „chụp mũ“ khủng khiếp. Một điều rất lạ lùng là những người lên tiếng rất „mạnh mẽ“ này vận dụng rất nhiều những từ ngữ tốt đẹp - đời có, đạo có - để dẫn chứng, mặc dù những lời đẹp đẽ đó không nhất thiết là những kết tinh từ cách sống của họ. Một số „nhân sĩ“, có khi ở mãi bên xứ Cờ Hoa, cũng lâm trận đánh … hôi, mặc dù chả hiểu đầu đuôi tai nheo gì cả. Hiện tượng này làm tôi liên tưởng đến cách viết „theo đơn đặt hàng“, cho một mục đích nhất định. Đây cũng là lý do mà tôi cho rằng, việc trả lời các „tác giả“ này là điều vô bổ, nhất là từ phía cha Tuấn.

Những „bài viết“ này – đeo nhãn hiệu „thư ngỏ“, „thư riêng“, „comments“ – đã tạo ra ít nhiều những bất an trong Cộng Đoàn CGVN tại Hamburg. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các sinh hoạt của CĐ, như nhiều tác giả đã „tiên tri“! Chẳng hạn có nhiều tác giả – ngay cả từ những „vùng sâu vùng xa“  như Frankfurt – đã tiên đoán một cách chắc nịch rằng: „Sẽ có rất ít người đến tham dự Lễ Giáng Sinh năm 2013 tại Hamburg, vì họ chống cha Tuấn!“ Thực tế thì lại khác. Trong tư cách một thành viên của BĐD tôi khẳng định rằng, Giáng Sinh vừa rồi người tham dự đông hơn những năm trước! Cũng may là những „tiên tri“ này không làm nghề thầy bói, nếu không họ sẽ lãnh Harz IV dài dài vì thất nghiệp!

Đó là chuyện hiện tượng.

Bản chất của sự việc thực ra khá đơn giản. Người không cho phép dâng Thánh Lễ ngày 08.09.2013 tại Thánh Đường Mariä Himmelfahrt Rahlstedt, mà chỉ cho tổ chức buổi cầu nguyện, là cha chánh xứ Winkens. Lý do có thể là vì cha Winkens thấy cha Tuấn không đồng ý, nhưng cũng có thể vì cha thấy Thánh Lễ bị lạm dụng cho mục tiêu chính trị, hoặc vì lý do nào khác nữa. Nói „cha Tuấn cấm“ là cố tình xuyên tạc thực tế, bởi lẽ đơn giản là quyền hạn của cha Tuấn không nằm ở đó!

Chuyện cha Tuấn không đồng ý là không đồng ý với cách làm của nhóm „Bạn Đặng Xuân Diệu“ - kiểu „múa gậy vườn hoang“, không cần biết đến những tương quan trách nhiệm trong sinh hoạt cộng đồng. Điều này ĐGM Jaschke, giám mục phụ tá của TGP Hamburg đã minh xác trong thư của ngài (xem: Thư của ĐGM Jaschke về Tuyên Úy Cộng Đoàn Mục Vụ).  

Hẳn nhiên, cách giải quyết vấn đề của cha Tuấn là điều có thể bàn cãi, vì quả nhiên ở nhiều điểm nó thiếu tế nhị. Nhưng phải công bình để nói rằng, cha Tuấn không phải là người tạo ra vấn đề!

Ông bà mình vẫn nói: „Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục“. Không hiểu nguyên tắc này mà có bị „dũa“ thì âu cũng không nhất thiết là „oan Thị Kính“. Ngoài ra, tôi thấy có sự hiểu lầm rất lớn giữa hai chữ QUYỀN: Một chữ "quyền" (hiểu theo nghĩa Zuständigkeit) mà cha Tuấn sử dụng. Một chữ "quyền" (hiểu theo nghĩa Macht) mà những người chống đối cha cố gán ghép cho cha (đặc biệt là tác giả Lý Thanh Trực). Sự hiểu lầm này dẫn đến những kết luận sai và những ấn tượng cũng như suy diễn sai.

4. ĐỀ NGHỊ

1. Xin những người có liên hệ đến vấn đề LIÊN LẠC TRỰC TIẾP với nhau để giải quyết, để đối thoại. Không nên gửi thư cho những người không liên hệ, lại càng không nên đưa nhau ra „chợ“ Internet để bôi nhọ nhau. Đó không phải là cách hành xử đứng đắn và có thiện ý. Đó cũng không phải là điều kiện tốt để xây dựng, để đối thoại.

2. Nên tránh cách hành xử theo kiểu „bát nước đầy đổ đi“, bởi vì cộng đồng người Việt của chúng ta ở đây nhỏ lắm. Trước sau gì rồi ta cũng sẽ lại „tái ngộ“ trong một hoàn cảnh khác. „Cạn tàu ráo máng“ với nhau bây giờ, sau này sẽ khó ăn khó nói. Dù sao thì mình cũng là đồng bào, đồng hương, đồng đạo, đồng cảnh ngộ … Nhẹ tay với nhau có lẽ sẽ dễ chịu hơn.

3. Xin hãy quan tâm đến chuyện „ngôn hành đồng nhất“. Cái quan điểm „yêu cho roi cho vọt“ đã lỗi thời rồi, không thể dùng nó để biện minh cho những phê phán nặng nề của mình. Chúa dạy rằng: „Điều gì các ngươi muốn người khác làm cho mình, thì hãy làm cho người khác“. Và đó là chân lý.

4. Xin hãy tha cho tôi vì đã muốn „lên lớp“ với các Anh Chị. „Ngôn ngữ là nguồn của sự hiểu lầm“, có ai đó nói như thế. Xin hãy hiểu là tôi chỉ muốn góp ý kiến cho vấn đề, và hoàn toàn không có ý định chỉ trích ai cả.

Kính chúc quý Anh Chị và gia quyến nhiều may lành.

Trân trọng
JB Lê Văn Hồng
……….
*) Hai chữ „có thể“ đã được thêm vào để tránh ngộ nhận sau khi đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Liệu thuộc cơ sở đảng Việt Tân tại Bắc Đức.

…………………………………….
Thư của bà Lily gửi cha Tuấn
Ngày 30.12.2013

Sehr geehrter Herr Pastor Paul Pham Van Tuan,

Wir haben Ihnen am 15. Dezember 2013 eine Email mit der Bitte gesendet, eine Sitzung wegen der Auseinandersetzung zwischen Ihnen und uns, der vietnamesischen Mission, einzuberufen.
Sie haben leider noch nicht darauf geantwortet.

Ferner haben Sie eine Fahndung nach mir ausgeschrieben. Ihre Drohung heizt den Konflikt zwischen Ihnen und den vietnamesischen Gläubigen noch weiter an.

Wir bitten Sie nun erneut um ein gemeinsames Gespräch. Das Ziel ist, dass wir uns zusammensetzen und miteinander sprechen, um alle Missverständnisse zwischen Ihnen und uns, den vietnamesischen Katholiken, auszuräumen und wieder Vertrauen zueinander zu finden.
Auch das, was Ihnen in der Email am 15.12.2013 persönlich nicht gefallen hat, oder andere Punkte, in denen Sie nicht mit uns übereinstimmen und umgekehrt, können wir dann gemeinsam ausdiskutieren.

Die vietnamesischen Katholiken warten auf Ihre Antwort und hoffen auf eine Versammlung, damit die Auseinandersetzung zwischen Ihnen und den vietnamesischen Laien endlich ein Ende findet.

Mit freundlichen Grüßen
Lily Anh Mai

…………………………....
Thư của bà Lily gửi cha Tuấn
Ngày 15.12.2013

Kính thưa cha tuyên úy Phạm Văn Tuấn,

trong kinh thánh chúng ta thấy Chúa Giêsu rất thường hay kể những dụ ngôn, sau đó Người dạy chúng ta những bài học rút ra từ những câu chuyện nhỏ ấy. Hôm nay xin phép gởi đến cha một câu chuyện ngắn, trước khi đề cập đến vấn đề hệ trọng của cộng đoàn Hamburg chúng ta từ vài tháng nay.

Khoảng cách
Một buổi trưa mùa hạ nắng như thiêu đốt, một người phụ nữ mù lòa bước đi chậm chạp trên con đường mòn của một vùng ngoại ô thưa thớt dân cư. Tay không cầm gậy, lối đi này rất quen thuộc với bà. Bên vệ đường có một cây to, bà rẽ vào đó dường như để trốn cơn nắng hạ dưới bóng mát tàn cây, phủ trùm trên một khoảng đất rộng. Có thể bà sẽ nghỉ trưa ở đây như bà đã từng làm như thế, sau những buổi đi xin ăn.Bà đến gần gốc cây. Bà sẽ dựa vào gốc cây để tìm một giấc ngủ yên lành. Bà sẽ cảm thấy hạnh phúc không thua gì một mệnh phụ ngã lưng trên chiếc giường nệm êm ái. Bà đang mơ màng với thứ hạnh phúc lớn lao nhứt mà bà có thể có được, thì bất ngờ bà vấp phải một vật gì, bà chao đảo, chưa kịp lấy lại thăng bằng thì bà đã  nghe một tràng âm thanh chua chát:

- Ai đó? Bộ đui mù rồi hay sao mà không thấy tui đang ngồi đây vậy? Thứ đồ gì mà sớn sác thế?

- Xin lỗi, xin lỗi! Tôi mù cô ạ! Tôi mù thật! Cho tôi xin lỗi! Xin lỗi cô! Bà hốt hoảng trả lời khi gượng đứng lên được.

Giọng nói thanh thót quá, chắc là cô ấy còn nhỏ lắm, tuổi cỡ con mình là cùng. Bà nghĩ thế và bà hối hận vì thái độ bất cẩn của mình. Im lặng! Không có tiếng trả lời! Đúng như người phụ nữ suy đoán, tiếng nói phàn nàn gay gắt vừa rồi là của một cô bé trạc tuổi mười bốn mười lăm. Có điều bà không biết được rằng, cô bé ấy cũng mù như bà. Cô bé cũng đi xin ăn và tình cờ dừng chân nghỉ nơi này trước bà.

Cô bé hối hận vì lời nói vừa rồi, cô bé im lặng! Nghe ngóng một lúc, người phụ nữ mù lòa vẫn không nghe một lời nào đáp lại. Bà nói lớn lên một lần nữa:
- Cho tôi xin lỗi nhé! Tôi mù! Tôi mù thật đó!

Rồi bà quay lưng bước đi. Chợt cô bé gọi lại:
Nè bà ơi, tôi cho bà một ngàn nè!

Số tiền duy nhất mà cô đang có. Nghe thế, bà rất mừng. Bà mừng vì nghĩ cô bé tha thứ cho mình, hơn là mừng vì nhận được một ngàn đồng. Bà dừng lại, quay ngược chiếc nón lá cũ kỹ đưa về phía tiếng nói. Chợt một chiếc lá vàng rơi vào chiếc nón của bà. Bà tưởng cô bé bỏ tiền vào nón, bà nói:

Cám ơn cô, cám ơn cô! Nhưng khi bà thọc tay vào nón lấy tiền, bà mới nhận ra đó chỉ là một chiếc lá khô.
Bà lẩm bẩm: Cô bé gạt mình. Chắc cô bé còn giận mình.
Bà buồn bã quay đi!

Trong khi đó, cô bé cầm tờ giấy một ngàn đồng, đưa về phía bà chờ đợi bà lấy. Nhưng cô bé lại nghe tiếng bước chân xa dần. Bà ấy không lấy tiền, chắc bà ấy còn giận mình. Cô bé nghĩ như vậy và lòng vô cùng buồn bã.

Chiếc lá vàng không rơi vào mặt hồ yên lặng mà nó rơi vào chiếc nón của một tâm hồn hiền hòa đơn sơ, làm tan vỡ sự yên bình và làm hai tâm hồn cùng đau khổ. Hai người mù!

Thưa cha tuyên uý,

ai là người đã đến tham dự Thánh lễ định kỳ hàng tháng tại Hamburg, ngày 01.12.2013 vừa qua, sẽ không khỏi thắc mắc tại sao lần này lại có quá ít người tham dự so với bình thường? Sự hiểu lầm như câu chuyện được kể trên, tương tự như sự việc đang xảy ra giữa giáo dân tại Hamburg và cha tuyên úy. Đại đa số giáo dân muốn tỏ thái độ cho cha tuyên úy biết rằng, họ không còn muốn tham dự Thánh lễ do cha tuyên úy cử hành nữa.

1) Giáo dân tại Hamburg nổi giận, vì vị linh mục tuyên úy đưa thông tin sai đến toà giám mục, nhằm ngăn chận Thánh lễ̉ misa ngày 08.09.2013 dành cho công bằng, bình an và tự do tín ngưỡng tại VN. Một Thánh lễ mà ai cũng mong muốn và đồng ý. Một Thánh lễ̉ misa bị ngăn chận bởi một linh mục đã từng đi vượt biên, trốn chạy thiên đường cộng sản và được ở lại trên nước Đức vì đã khai với Cao Ủy Tị Nạn Liên hiệp Quốc là mình đã bị cộng sản VN đàn áp trên chính quê hương của mình(?)

2) Giáo dân tại Hamburg nổi giận, khi thấy vị linh mục tuyên úy dựa vào thế lực của giám mục để có được quyền Xin – Cho, cử hành những Thánh lễ tại Hamburg. Linh mục tuyên úy sẽ quyết định theo sở thích,Thánh lễ̉ nào và linh mục nào được phép.

3) giáo dân tại Hamburg nổi giận, khi thấy vị linh mục tuyên úy không hề quan tâm rằng họ có hài lòng với bức thư của giám mục hay không. Cho đến ngày hôm nay cha tuyên úy không hề quan tâm đến một buổi họp mặt với giáo dân, để giải thích những sự việc xảy ra, đến những giao động trong tâm hồn giáo dân.

Ngược lại: 

1) vị linh mục tuyên úy nổi giận, vì đã có những “buổi lễ̉ cạnh tranh được tổ chức”(được in trong TTMV)
2) vị linh mục tuyên úy nổi giận, vì 2 linh mục khách “đến với hình thức quy tụ cộng đoàn” (được in trong TTMV)
3) vị linh mục tuyên úy nổi giận, vì “không được thỏa thuận trước về điều này” (được in trong TTMV)

*** Cuộc đời có biết bao lần con người hiểu lầm nhau. 

Cộng đoàn người công giáo tị nạn cộng sản tại Hamburg được thành lập và giữ gìn từ nhiều năm qua, bằng sự thông cảm, sự tương trợ và lòng nhân ái thật sự ĐỐI VỚI NHAU.

Thánh lễ ngày Chúa nhật 01.12.2013 vừa qua chỉ có khoảng 1/3 giáo dân tham dự và sẽ từ từ còn ít nữa. Bổn phận của cha là lo cho tâm hồn giáo dân được bình an, thì cha có băn khoăn hỏi rằng họ buồn mình vì chuyện đang xảy ra tại giáo xứ? Tại sao họ buồn mình?

Chúng ta nên ngồi lại với nhau trong một buổi họp để cùng nói chuyện với nhau.
Có như vậy thì sự hiểu lầm của đôi bên sẽ được giải bày.

“Vô tri bất mộ”, không hiểu nhau, không thể yêu thương nhau.

Tình thương sẽ xóa tan mọi khoảng cách

Một người công giáo tị nạn cộng sản tại Hamburg.
Lily